Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

NGƯỜI BẠN CŨ


Hôm trước, lên Tích Tường dự tiệc nhẹ, ca nhac "gặp măt bạn cũ trường xưa".Lâu lắm mới thấy lại măt H, H ngồi quay mặt vô trong, ở bàn tròn với 5-6 người bạn cùng khóa, bàn này xa sân khấu, tôi đên đó.Thiên ở Bà rịa, Đạt ở Đà Nẳng, hai cô bạn chắc là Yến và Huy… ở Vũng Tàu.
Tôi bắt tay: -Chào! Rồi ngồi xuống.
H lên tiếng:- Nâng ly.
Tiếng ồn như ong vở tổ, người hát cứ hat, người nói chuyện cứ nói chuyện. nhiều năm xa cách nay mới có dịp gặp lại.
H đã thay đổi nhiều. mặt sần sùi, mắt lành lạnh, tóc xơ bạc, nó đã đi từ sáng theo Huy và Yến vô gặp thằng Thiên ở nhà Lê Nớp.  Từ sáng. Hồi 10h30 H có gọi điện kêu tôi đến nhà nớp để chơi và nhậu...

Ngày đó, H ngồi sau tôi.Bên tay trái tôi,cach một lối đi là cô bạn mà nó thích.Gần nửa tháng học lớp phân ban này mà tôi chẵng quan tâm đứa nào như thế nào, bạn cùng học lớp dưới của tôi chỉ năm bảy đứa. Lớp mới này là tập hợp nhiều h/s  như Bồ Đề , Hải Lăng,Đông hà có học lực nỗi trội chuyển đến.Thằng H ngồi sau tôi hay tháy máy. Khi thì nó xoa cái đầu lép của tôi, khi thì nắm mấy sợi tóc dật nhẹ. Tôi bắt đầu để ý đến nó.

H con nhà khá giả, hoặc giàu trở lên, có xe đò chở khách, nhà ở phố, cao cao, ôm ốm, da ngăm ngăm,áo trắng tinh, quần terin sẫm, học hành tàm tạm không nổi bật môn gì cả. Nhìn chung, dưới con mắt tôi, lớp này săc sảo đều, có lẽ “nhân tài còn chìm trong lá ủ” chưa lộ diện, mới chưa đầy tháng mà!

Lớp Ban B nàycó 9 cô nàng, cô nào cũng xinh nhưng quan trọng và đáng nể là chăm và kiến thức vững vàng, học hành hăng máu tiết vịt.Cô nàng bên tay trái tôi mà thằng H thích cũng máu học hành lắm.những khi có anh chàng T lác lôc cốc xung phong lên bảng là chăm chú theo dõi, lắm lúc nháy tôi lên “diệt” anh chàng này. Cái tội hay “ta đây”, "trạng trạng" mà lụp chụp ,hay sai, nên bọn con gái ghét, đơn giản thế thôi.

Lúc đầu tôi từ chối, không phải vì khiêm tốn, mà vì tôi đã chán học, trong đầu cứ nghĩ: Vài tháng là lên đường nhập ngũ, đến trường, đến lớp chơi cho vui , thế thôi.Tôi không nhận lời và nói rằng: -Chịu!

Rứa mà không thoát được bon con gái! Chúng nó biết tôi mà tôi  chẵng biết gì về chúng nó cả, chúngnó truyền tai nhau về kết quả năm học trước… thế là tôi phải thành công cụ diệt “trạng” của mấy cô bạn gái.

Cũng chỉ vì chuyện này, nên cách một lối đi mà cũng hay quay qua, quay lại, đôi khi không nói bằng miệng mà phải trao đổi bằng giấy. Cũng vui vui thich thích. Điều tôi vui vui, thích thì H; thằng bạn tôi lại bực, tôi đã cảm nhận được qua ánh mắt cô bạn có vẻ như sợ như lén khi trao đổi điều gì đó với tôi.

Có một lần, H lấy tay cốc mạnh lên đầu tôi, hơi đau, tôi quay lai trừng mắt, nó cười không như thường đùa mà có vẽ thách thức.Tôi quyết định trả đủa, không thể nhịn, nhất là trước mặt nhiều bạn và lại có bạn nữ ...
Tôi vờ quay qua hỏi chuyện cô bạn nó thích, cố tình liếc lui trêu nó. Nó đã mắc bẩy. nó cú mạnh lên đầu tôi. Bốp, tôi đánh ngược ra sau, cả nắm tay vào mặt nó, không mạnh lắm nhưng rất nhanh, nó làm sao tránh được. Cả lớp lặng yên theo dõi.
Tôi nói.- Từ nay không được ba trợn với tau nửa nghe. Bạn thì bạn, không phục cứ ra ngoài.. Thầy giáo vào lớp , trât tự lại.Im re không có gì xảy ra.
Tôi thì không sợ nó rồi, tôi chỉ sợ thầy cô và bè bạn chê trách này nọ thôi.

Những ngày tháng kế tiếp, nó không thuê bụi đời thanh toán tôi, cũng chẵng có chuyện gì to tát xảy ra, chúng tôi vô tư, học hành đùa nghịch . Không biết sau đó nó có còn “em tan trường về, anh theo Ngọ về…” với cô bạn học cùng lớp ngồi bên tay trái tôi không.

Lớp “hợp chủng quốc” thân mến đó không ngờ thân thiết nhau quá chừng, quậy thì nỗi tiếng, đứa nào cung có biệt hiệu; nào là Tr lác- Quốc-Văn Hường- Xi ki- K cọt-D ếc – Cò –Rom… thầy cô nào mà chẵng biết, học thì OK, chẵng thầy nào chê. Giáo sư cố vấn nói : Làm Báo. Là có ngay, viết tay, in roneo, đóng tập.Thâp niên bảy mươi mà làm in roneo ,báo đóng tập thì đừng hỏi. Có mấy lớp làm được,  kể cả cac lớp đàn anh.
Rồi chơi Noel, tất niên… ca hat, nước ngọt. vui ơi là vui… ai ngờ, chưa hết năm học, bom đạn tràn về tan đàn, sẻ nghé. Đứa vô Huế,  vô Đà Nẳng, đứa vô Cam ranh, Phan rang, Bình thuận, Đà lạt Sài Gòn, Cần thơ, có đứa tận Tây Ninh, Cà mâu, lên rừng, vượt biển…

Xao động...thời gian... rồi đằm thắm trở lại.Chúng tôi tìm đến nhau.
 Nghe bạn bè nói, sau 75, nhà H chạy xe khách , tai nạn, ba mẹ nó đều mất, H đang học y khoa, nguồn tài chánh eo hẹp hay kẹt việc chi đó, H về làm quản lí bến xe khách, nuôi đàn em nhỏ.
Cuộc đời thay đổi, đang ăn trắng mặc trơn , nay làm lương ba cọc, ba đồng, đối tượng giao tiếp là tài xế lơ xe, cửu vạn…buôn gian, bán lận rồi rượu, bài bạc oánh lộn lỡ tay gây thương tích nên bị thải.từ đó H làm xe đạp ôm, thồ hàng cấm, mối lái cho đến ngày nay.
Hơn mười năm trước, bạn bè kết nối lại, mỗi người mỗi cảnh. Đứa thành đại gia, đứa công chức nhà nươc,đứa làm quan, đứa buôn bán, vẫn có đứa đang lái xe ôm, làm ruộng ở mọi miền quê.Tất cả vẫn quý nhau, tang hôn lễ lac thường đến với nhau.

Rồi điều không ngờ đã đến, H xây nhà, bạn bè giúp đỡ cho mượn, đứa một triệu, đứa mười triệu, đứa ba trăm đô, đứa năm triệu.có bạn cho mua nợ vật liệu nhưng mãi mãi H không đến kết toán.thời điểm Đô mới giá mười hai ngàn.  Bây giờ đã hơn mười năm, tiện nghi của gia đình khá đủ từ lâu, trả nợ vô tư nhưng các khoản nợ bạn chẵng nhớ, chẵng nhắc chẵng nói gì…
Mấy chủ có nợ cứ trách móc, nhắn tin í ới, tôi thì bực vì nghe và nghe thôi cũng khó chịu.Không biết là gì đây? H đang nợ bạn hay H nghĩ rằng đó là trách nhiệm của bạn phải đối với nó như thế !Xài tiền bạn sướng hơn xài tiền mình?
Cuộc đời có nhiều ngã rẽ, vì đâu nên nỗi để rẽ ngã này? H ơi? Mày làm tao buồn quá!
Tôi ái ngại,xót xa hoàn cảnh của H; vì mấy đồng tiền mà nhỏ bé  trước mắt bạn bè là không nên. Đã ăn mày thì ăn mày có nơi có chốn ai lại làm tổn thương bạn bè mà không từ cả bạn gái đã từng quý mến mày?

Thời gian rồi cũng qua đi, tiền bac cũng sẽ có lúc có, có lúc không nhưng tình bè bạn giữa H và cac bạn khó mà hàn gắn đươc…

 Tặng riêng H câu:
Trở lại ngày thơ xao xuyến nhớ
  Xót xa tình bạn  ngẫn ngơ quên!

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

LƯỢM LẶT THƯ GIẢN


http://files.myopera.com/hoanghai59pro/blog/tho%20vui%20tieng%20Hue.jpg
http://files.myopera.com/hoanghai59pro/blog/tieng%20hue%201.jpg
Đi đâu thi` nói “đi mô”
“O nớ” ám chỉ “Cái Cô” chung trường
“Ốt dột” khi tui nói thương
Có nghĩa “mắc cỡ” má vương nụ hồng.
“Khôn” là đồng nghĩa với không
Chẳng muốn lấy chồng, “khôn muốn lấy dôn”
“Đoản hậu” là “Ác” en ni
Tui đã … im lặng cứ đi theo hoài
Nhà tui còn khoảng đường dài
Có chi noái nấy, ngày mai hết rồi
Trên cao thì nói “trên côi”
“Đi rượng” là lúc sóng đôi như chừ
“Phủ phê” là lúc thặng dư
Như là tình cảm “đã nư”, no đầy
“Như ri” có nghĩa như vầy
… Mô Tê Răng Rứa, em quây … mòng mòng

======>=====>=====>=======>======
http://files.myopera.com/hoanghai59pro/blog/DownloadCAKVE9PL%20(FILEminimizer).jpg
http://files.myopera.com/hoanghai59pro/blog/tieng%20hue%202.jpg
“Ở nể” đồng nghĩa ở không
Trai hông lí dzợ., không chồng “ế dôn”
Ngu ngu thì nói “”khôn khun”
Dại dại mô tả “đù đù” mặt ra
Còn trẻ thì nói chưa “tra”
Tới tuổi già già khú đế là “ôn”
Có cô thiếu nữ lấy “dôn”
Lấy được ông chồng thăng chức “mụ o”
“Răng chừ” đồng nghĩa “”khi mô”
“Khi mô” có nghĩa khi nào đó thôi
“Khi mô” có cặp có đôi
“Răng chừ” hết cảnh tuổi đời bơ vơ
Đơn côi “cái trốt” dật dờ
Là ôm đầu bạc “”cà ngơ” một mình
Lặng yên thì nói “mần thinh”.
Để nghe len lén duyên tình giăng tơ.
“Mua lửa” thì thật phải lo
Vì là mua chịu ai cho “lửa” hoài
“Mắc lửa” là thiếu nợ dài
“Lửa” chi không thiếu, chẳng phai “lửa tình”
“Sáng mơi” là lúc bình minh
Của ngày kế tiếp, nong tình đem phơi
“Bữa tê” em hẹn lại chơi
Quên bẵng cái việc em mời bữa kia
“Bữa tề” mang lịch ra chia
“Bữa tể” là trước bữa kia hai ngày
“Bữa ni” là bữa hôm nay
Là lúc đương nói hàng hai đây nì
“Mần chi” ai hỏi làm chi
Em muốn làm gi`, “răng hoải mần chi?”
Thế này thì nói “ri nì”
“Rứa tề”, thế đó mần chi đây hè?
Cái cây thì noái cái “que”
Còn ở trước hè lại nói cái “cươi”
Cái “ôn” bản mặt tươi tươi
Ưa đi tán bậy là người “vô duyên”

======>=====>=====>=======>=======>
http://files.myopera.com/hoanghai59pro/blog/aodai001.jpg
http://files.myopera.com/hoanghai59pro/blog/tieng%20hue%203.jpg
Lấy chồng răng gọi mụ o ?
Anh trai lấy vợ, mình thành mụ o
mụ o hiền hậu khỏi lo
mụ o nhiều chuyện là mụ o “dọn” mồm
Tối qua thi` noái “khi hôm”
Hoàng hôn: “Chạng vạng, nghe run quá trời
Sớm mơi mang “chủi xuốt cươi”
Sài Gòn nghe thấy thì cười bò lăn
Lỡ ưng rồi, biết mần răng !
Cái giọng trọ trẹ…..cũng muốn ăn chung một nồi
Con gái chưa noái đã cười
Bị người ta noái là người vô duyên.
Đọc thơ Cai, thấy đã ghiền
Huế ơi nhớ quá, muốn bay liền ra ngay…
http://phamquynh.files.wordpress.com/2010/03/chua-thien-mu1.jpg?w=388&h=292
Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều . Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu .
Error! Filename not specified.Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng: “Tau noái với mi ri nì, en còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, en chộ tau phơi ló ngoài cươi, en kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba . . . en đẩn . Mi quai chướng khôn ?” Sở dĩ tâm sự kín đáo vì đây là chuyện riêng của hai người, nói bằng thổ ngữ, nhưng ý nghĩa thì như vầy: “Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh . . . Mày coi có kỳ không ?” . Chữ đẩn, ngoài ý nghĩa một trong bốn cái nhất của đời người trên còn có nghĩa như ăn: “Đẩn cho bưa rồi đi nghể” . Ăn cho no rồi đi ngắm gái . Đẩn cũng có nghĩa là đánh đòn: “Đẩn cho hắn một chặp!”(Đục cho hắn một hồi!) . Chữ đẩn còn được phong dao Huế ghi lại: Được mùa thì chê cơm hẩm Mất mùa thì đẩn cơm thiu Xin được thêm một câu ngăn ngắn gần như rặt thổ ngữ của Huế mà, nếu không có . . . thông dịch viên gốc Huế hoặc Huế rặt, e rằng khó mà . . đã thông cho được: “Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con cọt, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê ! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui .” (Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá . Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui) Khó hiểu chưa ? ! Thổ ngữ ở Huế thì nhiều lắm và cũng lạ lắm, và vì tiêu đề của bài này là lan man về những thổ ngữ đó, nên xin được nhẩn nha tìm lại chút ít những gì đã mất và ôn lại những gì đang còn xài . Vì trang báo có hạn, không thể giải thích từng chữ một, nên trong bài này, xin được ghép thổ ngữ thành từng câu, từng nhóm thổ ngữ, vừa đỡ nhàm chán lại ra câu ra kéo, có đầu có đuôi hơn:“Đồ cái mặt trỏm lơ mà đòi rượn đực!” (Thứ mặt mày hốc hác mà đòi hóng trai) Độc chưa ? O mô mà lỡ mang cái nhãn không cầu chứng tại tòa này chắc phải ở giá hoặc phải chọn kiếp . . . tha hương may ra mới có được tấm chồng . Chữ rượn gần đồng nghĩa với câu con ngựa Thượng Tứ, câu này cũng độc không kém . Thượng Tứ là tên gọi của cửa Đông Nam, bên trong cửa này có Viện Thượng Kỵ gồm hai vệ Khinh kỵ vệ và Phi kỵ vệ chuyên nuôi dạy ngựa cho triều đình Huế . Vì thế gọi ngựa Thượng Tứ có nghĩa bóng bảy xa xôi rằng con đó nó ngựa lắm, nó lắm, nhưng thâm thuý hơn nhiều “Mệ cứ thộn ló vô lu, còn lưa, tui này lại !” (Bà cứ dồn lúa vô khạp (cho đầy), còn dư ra, con mua lại) . Chữ lưa cũng còn có nghĩa là còn đó như trong hai câu trong bài ca dao Huế: Cây đa bến cộ (cũ) còn lưa (còn đó)Con đò đã khác năm xưa tê rồi Này lại(mua lại); tiếng này thường chỉ dùng nơi xóm giềng, thân cận; tương đương với chữ nhường lại, chia lại, mua lại . Chứ không dùng ở chợ búa hoặc nơi mua bán um sùm Đập chắc lỗ đầu, vại máu! (Đánh nhau bể đầu, toé máu!)Thương bọ mạ để mô ? Để côi trốt! Chắc chúng ta cũng thường hay hỏi lũ con lúc chúng vừa tập nói, vừa biết tỏ tình thương đối với cha mẹ, câu này có nghĩa: “Thương bố mẹ để đâu ? Để trên đầu!” Rồi đưa ngón tay chỉ chỉ, miệng cười cười, nghe hoài không biết chán Tra trắn rứa mà còn ở lỗ! (Chững chạc, già đầu vậy mà còn cởi truồng) . Ở lỗ cũng xuất hiện trong câu phương ngôn “ăn lông ở lỗ” hoặc “con gái Nam Phổ, ở lỗ trèo cau!”Lên côi độn mà coi (Lên trên đồi mà xem .) Chữ coi về sau này đã phổ biến đến nhiều địa phương khác . Mự đừng có làm đày! (Mợ đừng có lắm lời, thày lay) . Riêng chữ cụ mự thường là dùng cho cậu mợ . Người Huế ít dùng chữ cụ để chỉ người già vì đã có chữ ôn hay ông . Điển hình như cụ Phan Bội Châu với chuỗi ngày “an trí ” ở Huế, dân Huế đã có tên gọi ông già Bến Ngự, hoặc trong ca dao Huế, khi nói đến cụ Phan: Chiều chiều ông Ngự ra câu Cái ve cái chén cái bầu sau lưng Chộ chưa ? Nỏ chộ ! (Thấy chưa ? Không thấy !) Nỏ là lối phủ nhận gọn gàng pha chút giận hờn, chanh cốm như chả biết, chả ăn, chả thèm vào ! Hắn mô rồi ? Nỏ biết ! Chữ nỏ biết ở đây pha chút, chút xíu thôi sự phủi tay về cái chuyện hắn đang ở đâu ! Tục ngữ Huế: Có vỏ mà nỏ có ruột .Khóc lảy đảy, không biết ốt dột ! (Khóc ngon khóc lành, không biết xấu hổ!) . En dòm tui, tui dị òm ! (Anh ấy nhìn tôi, tôi thẹn quá !) Chữ òm người Huế vẫn thường dùng để bổ túc cho cái phủ định của mình: Ngon không ? Dở òm !O nớ răng mà không biết hổ ngươi ! (Cô đó sao mà không biết mắc cỡ !) Hổ ngươi cũng là tên của cây trinh nữ, cây mắc cỡ . Cũng như xấu hổ, thẹn, mắc cỡ thì ốt dột, dị và hổ ngươi có nghĩa khác nhau tuy chút ít nhưng tinh tế, nhẹ nhàng Chiều hắn cho gắt, hắn được lờn !: Chiều nó cho lắm vào, nó làm tới . Mời ôn mệ thời cơm: Mời ông bà dùng cơm .Mệ tra rồi mệ chướng: Bà ấy già nên sinh tật . Chữ chướng, người Huế cũng thường dùng để chỉ mấy đấng nhóc tì khóc nhè, bướng bỉnh hoặc các vị có lối nói, cách hành xử ngang như cua .Ăn bụ cua cho hết đái mế: Ăn vú cua cho hết đái dầm . Chữ bụ cũng dành cho người và các loài có vú khác . Bụ mạ là vú mẹ, bọp bụ là bóp vú . Bữa ni răng tau buồn chi lạ, buồn dễ sợ luôn ! (Sao hôm nay tao buồn quá, buồn quá trời luôn !) . Dễ sợ, với người Huế không đơn thuần ở nghĩa thấy mà ghê ! hoặc khủng khiếp quá !, mà còn có nghĩa, thí dụ: Con nớ đẹp dễ sợ !: Con bé đó đẹp quá trời ! Răng mà cú tráu rứa tê ?: Sao mà cộc cằn quá vậy ? Chữ cú tráu nếu phát âm đúng với giọng Huế thì nghe nặng hơn chữ cộc cằn nhiều, có lẽ phải gom thêm mấy chữ như thô lỗ, vũ phu thì mới lột tả được hết nghĩa .Huế nói trại :Nói trại là nói sai giọng, không đúng âm theo giọng viết, nói trại đôi khi cũng dùng trong trường hợp “nói khác đi, nói cách khác” . Cách nói bị biến âm này rất phổ thông ở Huế, nhất là dân cư vùng biển . Nói trại làm cho âm thanh nặng hơn, khó hiểu hơn .Con tâu tắng ăn ngoài bụi te tức là con trâu trắng ăn ngoài bụi tre . Tời tong tẻo, nước tong veo: Trời trong trẻo, nước trong veo .Hầu hết những từ bắt đầu bằng “nh” đều được người Huế nói trại thành “gi”: già (nhà) . Giớ già giớ vợ ở già: Nhớ nhà nhớ (luôn) vợ ở nhà!Những từ bắt đầu bằng “s” thì nói trại ra thành “th”: Ăn thung mặc thướng:Ăn sung mặc sướng hoặcThầy gòn là Sài gòn, hoặc nữa: Noái năng thòng phẳng: nói cho sòng phẳng, rõ ràng . Lối phát âm của người Huế không xác định được âm cuối là “n” hay “ng”: Con thằng lằng chép miệng thở thang!: Con thằn lằn chép miệng thở than!Những chữ có âm “o” thường nói trại ra “oa”: Xa voài voại, noái khôn tới, với khôn được, ngó khôn chộ: Xa vòi vọi, nói không tới, với không được, nhìn không thấy! Hoặc nữa: Đi coai boái, thầy boái noái đi coai cái voài voai Đi coi bói, thầy bói nói đi coi cái vòi voi.Những chữ có âm “ô”, người Huế thường nói trại thành âm “u”: Thúi trong thúi ra: Thối từ trong ra ngoài. Túi lửa tắt đèn: Tối lửa tắt đèn.Nậy rồi mà mũi rãi thò lò !: Lớn đầu mà mũi rãi lòng thòng ! Chữ thò lò cũng đã góp mặt trong ca dao Huế:Học trò thò lò mũi xanhCầm cái bánh đúc chạy quanh nhà thầy !Vô rú mà đốn săng: Vào rừng mà đẵn gỗ . Săng cũng đã góp mặt trong mấy câu hò giã gạo với lối đối đáp rất “văn hóa” của Huế:Bên nữ:Lẻ củi săng chẻ ra văng vỏBỏ vô lửa đỏ than lại thành thanTrai nam nhân chàng mà đối đặngThiếp xin kết nghĩa tào khang trọn đờiNghĩa: Cây củi gỗ chẻ ra văng (Văn) vỏ (Võ), thảy vô lửa thì thành (Thành) than (Thang) . Cái kẹt là ý lại thâm hậu, cao xa hơn nhiều: Văn, Võ Thành, Thang là những vị vua thời Tam Đại, Tây Châu bên Tàu .Bên Nam:Trâu ăn giữa vạc ló lỗĐã ngụy chưa tề !Nam nhân chàng đã đối đặngThiếp đã chịu theo chàng hay chưa ?Nghĩa: Con trâu (Trâu) ăn giữa vạt lúa trổ (Lỗ), sao kỳ quá vậy ? Ý ư, cũng điển tích như ai: Trâu, Lỗ, Ngụy Tề là bốn nước thời Xuân thu Chiến Quốc cũng ở bên Tàu luôn . Còn hai người có “tào khang” với nhau được hay không là chuyện . . . của họEn trên rầm thượng bổ xuống, nằm ngay đơ cán cuốc, phải địu đi nhà thương !: Anh ấy té trên rầm thượng té xuống, nằm cứng như cán cuốc, phải bồng, cõng đi nhà thương ! Rầm thượng là gác lửng, hay kho chứa bên dưới mái nhà ? Ở Huế, rầm thượng không phải là chỗ ngủ nghỉ mà là nơi chứa những đồ gia dụng đáng giá nhưng phải cỡ nhỏ, vì không có lối lên . Muốn lên rầm thượng, phải bắc thang; thân phụ tôi đã dùng rầm thượng để cất giữ những đồ cổ vừa phải, không qúy lắm .Còn nếu qúy nữa thì bỏ vào rương xe, một thứ tủ thấp đóng bằng gỗ thật dày, có nắp đậy, có luôn 4 bánh xe để đẩy vì khiêng không nổi, nặng quá mà ! Mặt bằng của rương xe là cái đi-văng, tối tối cứ trải chiếu nằm ngủ trên đó là khỏi lo trộm đạoNước mắt chặm hoài không khô, răng khổ ri nì trời !: Nước mắt lau, thấm hoài không khô, sao khổ vậy nè trời ! Chữ chặm cũng đã lãng đãng trong mấy câu hò giã gạo, mà vì não nùng ai oán quá, nghe hò xong e phải . . bỏ chày luôn:Hai hàng nước mắt như mưaCái khăn lau không ráoCái áo chặm không khôCông anh đổ xuống ao hồQuì thưa bẩm dạ thuở mô đến chừ !Mặt mày chạu bạu, ai chịu cho thấu !: Mặt mày một . . đống, ai chịu cho nổi ! Chữ thấu cũng có nghĩa là tới:Kêu trời không thấu: Kêu không tới trời; Vô thấu trong Thầy gòn: Vô tuốt trong Sài gòn . Mả cha cái thằng vô hậu: Tiên sư cái thằng đoảngĂn trầu cơi thiếc: Ăn trầu (để) trong hộp, quả bằng thiếc . Cái cơi thiếc cũng đã đi vào tục ngữ Huế: Uống nước chè tàu, ăn trầu cơi thiếc.“Mả cha mi” là tiếng chửi, lời nhiếc mắng rất thông dụng ở Huế, đồng nghĩa với “mồ cha mày” . Lối chửi này ít thông dụng ở những địa phương khác .Đi xe hay đi chưn xuống rứa ?: Đi xe hay đi bộ xuống đây vậy ?Túi thùi thui, có chộ chi mô !: Tối quá, không thấy gì hết!Rạt gáo rồi mà còn làm le làm gió !:Cạn túi rồi mà còn làm chảnh, làm sang !Ăn đoại cơm hến, uống đoại nước chè: Ăn tô cơm hến, uống bát nước chè (xanh) . Tục ngữ Huế: Ăn lưng đoại, làm đoại lưng (làm muốn gãy lưng !) .Cơm hến, chẳng có chi cầu kỳ, nhưng nhiều mùi vị với lưng bát cơm nguội, rau sống, thân chuối non, rau mùi xắt nhuyễn, nước luộc hến chan vô, cho chút xíu ruốc, bỏ chút ít hến xào, thêm vài trái ớt, đúng với cái ít ỏi của Huế .Error! Filename not specified.Bữa ni đi kéo ghế: Hôm nay đi ăn nhà hàng . Người Huế, nhất là ở thôn quê, thường dọn cơm trên phản, trên tấm ngựa . Không dọn trên bàn nên khỏi có cái vụ kéo cái ghế mà ngồi vào bàn . Vì thế, mỗi khi được dịp đi ăn ở quán, ở nhà hàng thì gọi là đi kéo ghế .Huế làm đày làm láo, Huế nói chữVâng, người Huế, nhất là mấy o, mấy mệ thì ưa ăn nói văn hoa chữ nghĩa, ưa đa sự đa lự, ưa . . . làm đày làm láo, tức ưa xảnh xẹ, ưa nói lý nói sự, nói dông nói dài . Thêm vào đó, phải nói cho hay, khi trầm khi bổng, lúc nhặt lúc khoan thì “tụng” mới phê ! Cái phong cách noái lặp đi lặp lại của người Huế vừa như là một cách nhấn mạnh, vừa có vẻ dạy đời lại vừa mang nhiều ý nghĩa khác, xa xôi hơn, thâm thúy hơn nữa. Để mô tả cái sự lanh chanh lắm, xí xọn quá, lu bu lắm . Người Huế ít khi dùng chữ lắm hay chữ quá mà dùng điệp ngữ:Cái con nớ, lanh cha lanh chanh ! Mấy mụ o giọn (nhọn) mồm tức mấy bà chị chồng mỏng mép của Huế vẫn đôi khi chê em dâu: Răng mà hắn vô phép vô tắc rứa hè !: Sao mà nó vô phép quá vậy!Về màu sắc, người Huế thường có lối nói điệp ngữ để nhấn mạnh: xanh lè lè, đỏ lòm lòm, đen thùi thui, vàng khè khè, tím giắt giắt (tím ngắt) .Bởi, cà rịch cà tang rứa mà đoài làm giôn !: Vậy đó, tà tà, lè phè vậy mà đòi làm rể ! Còn nữa, để than trách ông trời sao mưa lâu quá, mấy o ngồi chỏ hỏ trong nhà dòm ra, chép miệng than dài than ngắn: Mưa chi mưa mưa thúi đất thúi đai !.Một bà mẹ tụng cô con gái, một bà chị cả mô-ran cô em thứ mà nghe cứ như là đang đọc một bài đồng giao với vần điệu, trầm bổng cũng là một trong những sinh hoạt dưới mái gia đình:Mi phải suy đi nghĩ lại cho kỹ ! Mi coi, là con gái con lứa, đừng có đụng chăng hay chớ, cũng đừng lật đa lật đật, cũng đừng có mặt sa mày sỉa . Bọ mạ thì quần ống cao ống thấp, tất ba tất bật để nuôi mình . Tau thấy mi rứa, tau cũng rầu thúi ruột thúi gan !Cái thông điệp cho thằng em trai thì:Năm tể năm năm tê, mi còn lẩm đa lẩm đẩm, mũi rãi thò lò, chừ mi nậy rồi, phải biết ăn biết noái, biết goái biết mở, vô khuôn vô phép . Chớ mai tê mốt nọ mi nên vai nên vế, nên vợ nên chồng, làm răng mi bông lông ba la hoài như cái đồ trôi sông lạc chợ cho được ?!Mấy ôn, khi giáo huấn con cháu, vẫn thường trích dẫn ca dao, tục ngữ để đệm thêm cho ý tưởng của mình: Đó, mi thấy đó . Ai ơi chớ phụ đèn chai, thắp trong Cần Chánh rạng ngoài Ngọ Môn . Mi đoảng, mi vô hậu, được bèo quên rá, được cá quên nơm; thì mi lấy ai mà bầu bạn, lấy mô mà tri kỷ !========================================================================================Xa Huế đã lâu lắm rồi, từ ngày vừa biết tập tành đi nghễ mấy o Đồng Khánh, vừa ngấp nga ngấp nghé muốn vào (nhưng sợ bị chưởi) nhấm nháp thử ly cà phê đen sánh của cà phê Phấn, nơi mà các anh hùng trong thiên hạ vẫn tấp nập ra vào; và cũng vừa biết để dành tiền để mua những tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn tại nhà sách Ưng Hạ . Phong cách Huế không ít thì nhiều cũng đã phôi pha, thổ ngữ Huế cũng không mấy khi có dịp để dùng lại cho đỡ giớ, cho khỏi quên; thành ra cũng xao lãng đi nhiều . Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó . Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ .
Phan Thịnh – (James Bond sưu tầm)

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

THẰNG KHỜ

Vào năm học mới, phân ban, chuyển cấp, theo bạn theo bè, nó cũng chọn ban B. Ừ mà toán lý hóa nó rất vững chẳng ngại chi. Nó đến lớp với tâm trạng chán chường. Chỉ vài tháng nửa thôi, nó phải từ giả mái trường thân yêu để làm lính.Trung sĩ hay chuẩn úy và có thể là binh nhì không phải là điều mà nó lo nghĩ... Lớp học mới này chỉ có năm bảy đứa là bạn cùng lớp dưới với nó thôi, đa phần là các lớp khác chuyển đến, vài đứa ở trường huyện không có lớp 10, vài đứa trường tư thục có học lực giỏi cũng đến.Nó chẳng muốn giao thiệp làm quen thêm, nó chẳng quan tâm đến ai và chắc cũng chẳng ai quan tâm đến nó.những ngày học buồn chán đến với nó. Ngồi trong lớp yên lặng, mắt nhìn lên bảng, thầy gọi mà cũng chẳng nghe, bạn bên cạnh nhắc nó mới ngơ ngác đứng dậy. Nó lên bảng giải bài rồi về chỗ ngồi. Thầy góp ý , bạn bổ sung nó cũng vô cảm. Nó ngồi học mà hồn ở đâu đâu... Bên tay trái, cách một lối đi , giữa hai dãy bàn dài, con bé cất giọng khiêu khích: - D lên đi, duyệt nó đi. Tiếng nói nhẹ nhàng,êm dịu, thức tỉnh nó. Nó nhìn con bé quen quen, không biết tên, nhìn lên bảng thằng T đang giải toán. nó hiểu con bé muốn gì. Nó định trả lời nhưng sợ ban, thầy nghe. Nó ghi vào mảnh giấy:"Mình chịu, làm không nỗi" vo lại hất sang. Con bé mở ra đọc rồi viết viết hất qua lại. "Xạo hoài,nghe tiếng năm ngoái rồi, lên đi". Nó thấy thích thích, dong tay lên bảng. Bài làm đúng, được.Thầy giáo nhận xét vậy.Nó về chỗ , không nhìn thẳng nhưng biết con bé nhoẻn miện cười tươi. Nó cũng thấy lòng mình vui vui... Nó vẩn đến trường. đường thông tin bằng giấy lại hoạt động, những chuyện đâu đâu, bạn bè bắt đầu để ý, có đứa nghịch viết tên hai đưa lên bàn. Nó ngại ngại sao ấy, nó ít thông tin qua lại hơn nhưng nó thèm nhìn trộm con bé.Con bé nhỏ xinh, gầy gầy, ăn mặc cũng được, trông có vẽ đoan chính, không đua đòi chưng diện, học hành không giỏi cũng khá. Nó thấy đi học vui vui, nó muốn được tiếp tục đi học, không đi lính... Những ngày đi học tiếp, chẳng ai hẹn ai, hai đứa đến lớp thường sớm, cùng đứng bên khung cửa sổ , cùng nhìn ra ngoài đường, nghĩ gì ai mà biết , cũng chẳng nói gì. Nó thích đứng gần nhau, có lẽ con bé cũng như vậy. Thỉnh thoảng tay nó chạm nhau, nó run, sợ ai nhìn thấy như làm việc sai trái nào đó.mà đứa nào cũng thích cảm giác đó nên chúng nó thường đi sớm, còn ở lại trong lớp giờ ra chơi để đứng bên cửa sổ . Tin vui đên; nó được hoãn dịch, động viên tại chỗ, chưa đi lính, nó phấn chấn, kết quả học tập nó lên vùn vụt.. Nó thấy đời tươi sáng, chuyện học sao mà nhẹ nhàng, đúng là mỗi ngày đến trường là một ngày vui... Noel, cả lớp liên hoan, ma đưa lối quỷ dẫn đường hay sao mà hai đứa lại ngồi cạnh nhau. Cùng uống chai xá xị, cả lớp vui ca hát. Con bé được giới thiệu, nó ngại ngùng từ chối, cả lớp nhìn về nó, nó càng đỏ mặt hơn, nó vẩn không đứng lên.Nó nói nhỏ bên tai con bé' -Lên đi đừng ngại.Con bé lên hát " Nắng có hồng.bằng.... " Bài hát kết thúc mà cả lớp còn im lặng rồi vở òa tiếng vổ tay.Con bé về chỗ, ly nước đã bị con ruồi rơi vào, nó đưa ly nhường cho con bé. Con bé nhìn nó như muốn nói lời cám ơn rồi nhấp mấy ngụm. Gần đến ngày nghỉ Tết Nguyên Đán, lớp 10B cũng làm báo. Con bé lại phó biên tập tờ báo, thế là nó cũng phải viết một bài, nó cũng muốn gởi gắm tấc lòng vào trong bài nhưng phút cuối, nghĩ sao đó no9s chỉ viết về gia cảnh , nơi nó đang sống..Ngày phát hành báo tập, mỗi đứa mỗi tập, có đứa còn bày ra viết lưu bút, nhiều đưa hẹn trước lúc nghỉ hè. Thôi ,hè viết là phải rồi.Lúc chào nhau, nghỉ về nhà ăn Tết, nó trao cho con bé tấm thiệp xuân, nó liều mạng, không còn dịp nửa, ban bè có thấy cũng liều. Con bé nhận tấm thiệp xuân, cầm trên tay lý nhí nói: -B không kịp gởi lại, mần răng đây? -Nhận là được, không nhất thiết phải gởi lại. Lại đến trường đi học, điệp khúc đi sớm, không ra sân chơi lại tái diễn. Câu chuyện về ngày mai làm gì tương lai, chuyện bom đạn chiến tranh, chuyện học hành thêm vào trong mớ chuyện không chủ đề của hai đứa.mỗi lần đi học về nó không cùng đường với con bé nhưng vẩn thích đi theo. Khi thì nói là đi mua sách , khi thì nói là đi nhà bà con. và rồi cũng chẳng ai buồn quậy phá như những lần gặp đầu.Nó chẳng giám đi sóng đôi, bao giờ cũng giữ khoảng cách vài ba bước , cả quảng đường thỉnh thoảng ngoái đầu nhìn nhau mà chẳng nói chi. Nghe đâu bà nội cô bé ghê lắm, cháu chắt mà hư bà cạo đầu chứ chẳng phải chơi. Những ngày thơ mộng không dài, đời không như là mơ, chiến loạn tràn lan, một người một nẻo.cứ miền Nam thẳng tới, trại định cư mọc san sát Đà Nẳng, Huế. Nó đi và tìm khắp nơi chẳng có tăm hơi,Mỗi lần thấy dáng ai dọc đường là nó rú ga rượt theo mong là gặp con bé. Có lần tông nhằm con nhỏ tại cầu Tràng tiền giao với đường Trần Hưng Đạo , may mà chảy máu chân, con nhỏ không mắng, không bắt đền...Mấy tháng sau nó vào Đà Nẳng, gặp mấy người bạn học cùng lớp, đứa nào cũng buồn buồn, thương cảm cho biết con bé đã theo gia đình vào Sài Gòn để học tiếp .

DIỄN TẬP ĐÁM MA

Làng dưới vừa có chuyện lạ. Cụ bà chín mấy tuổi bịnh nặng sắp qua đời. Con đàn cháu đống tụ tập chuẩn bị lo hậu sự và tiễn đưa cụ về nơi an nghỉ cuối cùng.

Đợi từ sáng đến trưa, tình hình cũng chẳng có gì tiến triển. Hôm nay trời cũng không buồn, không nắng không mưa, mùa vụ cũng vừa xong. Các cháu nhỏ xem ra không biết lo, biết buồn hoặc sợ trách móc kéo nhau đi chơi. Các bà dâu  sồn sồn lo chuyện ăn trưa cho cả nhà. Vịt có sẵn, mua thêm mấy cân thịt, rau củ quả cũng gần, thế là chương trình ăn cơm trưa được thực hiện. Thành phần cũng chỉ mấy anh con trai, con dâu, mấy đứa cháu và thêm mấy chú, mấy  bác trong chi phái.
Anh Đức con trai lớn thứ hai nói.Thưa mấy bác mấy chú. Tui nghĩ rằng mạ tui mà ra đi cũng là mất mát lớn của anh em nhà tui.Tui muốn các chú các bác và các em lo cho mạ đàng hoàng đầy đủ các nghi lễ, không thua kém bất cứ ai trong làng . Không biết ý của các bác các chú và các em ra răng?
Anh Tốn; con trai kế nói: Tui to mặt nói ngang,Chuyện lễ nghi nghi lễ chi đó đợi anh Thụ về rồi bàn, chưa gấp gáp chi mà xéc đèn chạy trước ô tô.Bàn rồi mà eng Thụ không ừ cũng không mần được.Tiếng nói dần to lên.Ông chú có tuổi lên tiếng. Việc hiếu không được , không nên. Chú Tốn nói rất có lí.Chị đây con cháu , anh em đông đúc sum vầy tât nhiên đám đình chu tất, không nên lo quá. Chị đây cũng rất thọ đáng ra bây nên mừng vui để chị ra đi nhẹ nhàng mới phải. Chuyện "đâu  vào đó" mà. Các con trai đều lên tiếng phải phải.Anh Lời, con út nói.Em đi lấy mấy két về uống mấy eng hi?
Không ai lên tiếng nhưng lời là chủ nhà nên lặng lẽ soạn sình. Các nàng dâu cũng biết chiều chồng nên đã có ngay mấy đĩa tiết canh. Cuộc nhậu bắt đầu...

Bốn giờ chiều, cuộc vui càng vui thêm, các nàng dâu cũng nhập cuộc, vỏ chai nằm lăn khắp nhà...Một, hai ,ba zô.. một hai ba cạn... bia huda bây giờ quá rẻ cứ uống, có người mang đến tận nhà. Mồi thì ê a có ai chịu ăn trưa đâu mà tha hồ đồ mà nhắm...zô đi 100% nào zô.
Cậu út đã oải uống cầm chừng, các bác các chú cũng tê hết carThuj và Tốn còn hăng máu cọng thêm các nàng dâu cổ động nên chưa biết ai sẽ đầu hàng buông vủ khí trước... Đang lúc đó có tiếng chú họ nói: Chị ơi răng chị đi sớm rứa hu hu, cả nhà nháo nhào bu tới khóc tới tấp; mạ ơi ơi mạ ơi ôi làng nước ơi, mạ ra đi bỏ con bỏ cháu rứa mạ ơi. Tiếng khóc gào thét inh ỏi cả một góc làng. Mấy người láng giềng vội vả đến người thì hỏi Chị đi lúc mấy giờ/ Người thì hỏi thằng Thụ về tới chưa? Có người nói to. Bình tỉnh mà lo việc cho bác.
Đứa mô đi coi thầy nì. Coi giờ liệm, coi giờ đưa, nhớ coi tuổi mấy thằng và thằng đích tôn mà tránh. Không tránh được hêt nhưng nhớ tuổi thằng đích tôn. Ai kêu rạp chưa? lấy mấy bộ bàn ghế? bàn bạc chi chưa?Đứa mô đi lấy săng (hòm) Lấy đại quan cho bác hay răng?Coi giờ coi ngày xong thì đi thỉnh nhạc à mà mần mặn hay mần chay?
Rồi đâu cũng vào đấy thật nhưng mất hết cả tiếng đồng hồ mới phân công xong, tiếng khóc bây giờ rõ nét hơn. Ba nàng dâu thay nhau thương nhớ và kèm thêm kể công lao chăm sóc mẹ chồng.

Mạ ơi! mạ chết rồi từ nay còn ai "dạy dỗ" con. Con đi hát karaoke ,ai kêu con về, con đi đánh bài ai đi méc với dôông con hu hu!..
.
Dâu kế út cũng chẳng kém: Mạ ơi, mạ sôông khun thác thiêng , mạ bựa ni ai chê cháo dỡ cháo ngon nữa mạ ơi. Mạ có hỏi răng vịt ni một trập bả(đùi) nữa khôông mạ.chồng tui có nghe mạ mà đập tui nữa không, từ nay mãi mãi không có mạ nữa mạ ơi.

Dâu thứ thì nhẹ nhàng:Răng mạ không sống thêm mà hưởng cái sung cái sướng. Chừ nhà cao cửa rộng, của ăn của để có mà mạ lại ra đi. bao nhiêu năm không đêm không ngày, vợ chồng  bóp miệng bóp mồm , nhịn ăn nhịn mặc để  xây dựng nên cơ nghiệp, ngày vợ chồng chú út thành gia thất mạ đừa tui con ra riêng. Mạ nói nhà nầy của cả bốn anh em mà mạ đã di chúc lại chưa mạ ơi. mạ chết là yên thân mạ nhưng cái nhà này là của ai? ai nhiều ai ít?...

Có thực mới vực được đạo, cơm tối diễn ra trong trật tự, người người uống vài li rượu trắng, không khí hơi im ắng, vợ chông anh cả vẫn chưa về tới nhưng có điện báo.Máy chú chờ tôi nhìn mặt mẹ lần cuối được thì chờ nếu không đúng giờ thi cứ làm đúng như kế hoạch.Tôi cố gắng đi bằng phương tiện nhanh nhất nhưng không biết có kịp không.

Giờ lành cũng phải tới, mấy bà hàng xóm tắm phép cho bà .Người làm việc lấy chỉ buộc hai đầu ngón chân cái bà lão., tò mò hay thế nào đó nói: Răng ngực còn nóng ri mà! Ai đó đàn ông to tiếng: Ê đợi thằng Thụ đó! Ut Lời tới bên bà thò tay vô ngực ê to. Mạ chưa chết mạ chưa chết nóng hôi hổi mà, hình như tim còn đập mấy eng ơi, thoa dầu cho mạ. Người xoa tay, kẻ xoa chân, kẻ thò tay vào nách bà xác định : Mạch còn đập bac chưa chết bà con ơi.

 Đúng là chưa chết thật, bà vẫn còn sống , đến hôm nay đã hơn ba năm bà vẫn khỏe. quanh đó làng xóm cũng chưa ai chết, những người hôm đó vẫn như mọi ngày hi hi, chuyện vui có thật 100% chỉ thêm thắt chút tiêu ớt thôi bà con ,làng nước ơi. Ai có liên hệ gì đó với ba nàng dâu đừng thù, đừng giận mà mau già mau chết. hi hi

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

NHƯNG NGƯỜI BAN "LƯƠNG SƠN..."
7
Sau bao năm tháng miệt mài, người thì chăm chỉ lam việc nhà nước, người thì cần kiệm, có người thắt hầu bóp họng để nuôi con. Bây giò đã lớn tuổi, con cái trưởng thành, khi không tự nhiên lên ông nội, ông ngoại tức cười thật. Ngày 20/11, ngày cả xã hội tri ân các thầy cô giáo, thế mà mấy ông thầy "mất dạy" "đã nghỉ hưu" bơ vơ, cô đơn tìm đến nhau.





  Gặp mặt 20/11/2012 để tự khen nhau, tri ân nhaugây gổ nhau, không dám gây thiên hạ.


Không gia nhập"Lương sơn..."Nhưng  sau 75 được học tập tai  Quảng Nam 7 năm, nay là
vùng Thủy điên Sông Tranh
Mừng cho bạn con cái thành đạt, có cậu con trai nay đã tiến sĩ toán.



Bạn tu đây(đen) học giỏi, thơ Đường hay ngá miệng có lẽ muốn gia nhập Lương sơn...


Sau 75,Hai thầy lên pa tầng buôn mì chín, thuốc samit, có thầy ở 4 năm mà 5 trường

Vào trường nghề cùng nhau, vào nghề cùng dạy một trường,, về hiu mới nhận ra nhau
Cùng học một trường phổ thông. ANH,nên làm XẾP, nay làm XẾP luôn cho mình nhờ.
Bốn con  người bốn hoàn cảnh, bốn số phận. Mỗi con người mang một mã số bi, hài, có thể khóc được, cũng có thể cười đau cả bụng. Gặp nhau, vui và cười, thọc let nhau nhẹ nhàng để mà thương, mà nhớ nhau. Những câu chuyện đều chưa có hồi kêt, hẹn năm sau, hay một dịp nào đó gần đây t5hif sẽ nối tiếp. Mong rằng còn có nhiều lần gặp lại.